Trong năm 2018 Giáo sư James P.Allison (Mỹ) và giáo sư Tasuku Honjo (Nhật) vừa được trao giải Nobel Y học, với nghiên cứu phương pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Nghiên cứu đã tạo được sự quan tâm lớn từ dư luận. Hãy cùng tìm hiểu xem phương pháp này là gì.
Phương pháp miễn dịch là gì?
Liệu pháp miễn dịch là một quá trình điều trị khác với các cách thức can thiệp tế bào ung thư thường thấy như cắt bỏ khối u, hóa trị, xạ trị. Phương pháp này giúp nâng cao vai trò của hệ thống miễn dịch, các chất trong thuốc sẽ giải phóng hệ thống miễn dịch của chúng ta nhằm chống lại tế bào ung thư. Khi ung thư xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch thường không thể nhận ra những dấu hiệu của tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch làm bất hoạt các cơ chế đã giúp tế bào ung thư ẩn trong hệ thống miễn dịch. Từ đó hệ thống miễn dịch có thể nhận dạng và đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.
Các biện pháp không đặc hiệu trước đây như tiêm vác-xin phòng virus gây bệnh liên quan đến ung thư, chỉ có tác dụng dự phòng và giới hạn. Hiện nay, các nghiên cứu về liệu pháp miễn đặc hiệu tập trung vào phát triển thành phần hệ thống miễn dịch nhằm tăng cường hiệu quả của các phản ứng miễn dịch tiêu diệt ung thư.
Tuy nhiên, trong khi liệu pháp miễn dịch đang là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với các dạng ung thư kể cả khối u di căn, thì riêng với ung thư vú phương pháp này lại hoàn toàn khó tiếp cận các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết vấn đề nằm ở chỗ tế bào ung thư vú có nhiều cơ chế ẩn mình hơn các loại ung thư khác, do đó hệ thống miễn dịch sẽ khó xác định hơn.
Ưu-nhược điểm của phương pháp miễn dịch
Ưu điểm
Tác dụng điều trị cao khi ung thư bạn mắc không bị phản ứng với các phương pháp điều trị song song.
Tăng cường hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Ít tác dụng phụ vì phương pháp này chỉ nhắm vào hệ miễn dịch nên không gây hại đến các tế bào khác của cơ thể.
Nguy cơ tái phát ung thư thấp, các tế bào miễn dịch đã được học cách ngăn chặn, tiêu diệt tế bào ung thư khi chúng trở lại. Các giáo sư gọi đó là cơ chế đáp ứng miễn dịch nhờ giúp ngăn ngừa tái phát ung thư.
Nhược điểm
Một số phản ứng phụ vùng chích thuốc như đau, tấy, đỏ
Một số triệu chứng như bị cúm bao gồm sốt, nóng lạnh, người mệt mỏi. Các triệu chứng chỉ xuất hiện trong lần điều trị đầu tiên.
Một số trường hợp không hợp thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Nhờn thuốc khi sử dụng quá liều
Chi phí điều trị khoảng bao nhiêu?
Chi phí điều trị bằng phương pháp miễn dịch hiện chưa được bảo hiểm y tế chi trả, nên người bệnh phải chịu 100% chi phí. Giá mỗi lọ thuốc khoảng hơn 62 triệu, mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng 2 lọ/lần, phác đồ điều trị áp dụng 3 lần thuốc/tuần và kéo dài 1-2 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Chi phí trung bình mỗi lần dùng thuốc hơn 100 triệu, chưa bao gồm chi phí xét nghiệm, dịch các loại… Có nhiều trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc kết hợp với hóa trị, xạ trị để tăng hiệu quả.
Bác sĩ Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy giải thích:”Liệu pháp miễn dịch còn mới nên chi phí điều trị rất tốn kém”.
Phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, do kích hoạt bạch cầu hoạt động quá mức sẽ gây viêm não, viêm tuyến giáp, viêm phổi, viêm da,… Tuy nhiên những trường hợp gặp tác dụng phụ cũng tương đối hiếm gặp.
Thành công của nghiên cứu này giúp mở ra nhiều hy vọng mới trong việc ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư. Các bệnh nhân sẽ được nhận những chỉ định phù hợp và có thể phối hợp nhiều phương pháp trước đây (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết,..) để tạo ra kết quả tốt nhất.
Lời khuyên được các chuyên gia đưa ra là vẫn nên sống khỏe, lành mạnh và tầm soát ung thư định kỳ, khám bệnh ngay khi cơ thể có những bất ổn. Lựa chọn các phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế có danh tiếng để nhận được kết quả và phác đồ điều trị tốt nhất. Một số địa chỉ uy tín tham khảo Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám ung bướu Singapore Việt Nam (SVCC), Bệnh viện K, Bệnh viện đại học Y Dược,… Tại đây các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đều có nhiều năm nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực ung thư nhằm