Sự cạnh tranh luôn là một điều gì đó quá “ám ảnh” với các doanh nghiệp mới bắt đầu. Ngay cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lâu năm thì vấn đề này phải luôn được cải thiện không thì bạn sẽ bị “nuốt chửng” bởi chính đối thủ bên kia chiến tuyến. “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”- Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh doanh Logistics), văn hóa doanh nghiệp không chỉ tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà nó còn giúp doanh nghiệp của bạn đi theo hướng “độc” tăng tính cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Trên thực thế không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được hay xây dựng được nét văn hóa doanh nghiệp của riêng mình. Các doanh nghiệp không chú trọng phần này thường chỉ nêu chung chung. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và nắm được những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
Tầm nhìn và sứ mệnh
Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một tầm nhìn bao quát có thể giúp doanh nghiệp đi xa hơn bởi vì chính tầm nhìn đó buộc bạn phải bao quát ra các mục tiêu xa hơn rồi những mục tiêu nhỏ hơn và rõ ràng hơn. Còn sứ mệnh là bản tóm tắt các giá trị của tổ chức. Sứ mệnh nói về hiện tại. Nó tuyên bố những ai mà bạn phục vụ, những gì mà bạn phục vụ và cách bạn làm điều đó mỗi ngày.

Tầm nhìn và sự mệnh doanh nghiệp haonf toàn khác nhau, tạo nên tiêgns nói doanh nghiệp
Tầm nhìn của Vingroup: “Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế”. Sứ mệnh của Vingroup “vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”
Giá trị cốt lõi doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và xác định sự thành công của một tổ chức cũng như xây dựng tiếng nói thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó.
Điều gì làm nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những nguyên tắc và giá trị căn bản mà một tổ chức tuân thủ và hướng đến trong mọi hoạt động của mình. Nó định hình nhận diện của doanh nghiệp và là nguồn gốc cho quyết định và hành động của tổ chức. Giá trị cốt lõi còn là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một văn hóa công ty mạnh mẽ và gắn kết.
Sự quan trọng của giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích của việc có giá trị cốt lõi rõ ràng:
- Hướng dẫn quyết định: Giá trị cốt lõi đóng vai trò như một hướng dẫn trong việc đưa ra quyết định. Khi một tổ chức đối mặt với những thách thức và tình huống phức tạp, giá trị cốt lõi sẽ giúp họ lựa chọn con đường đúng đắn dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu căn bản của mình.
- Xác định nhận diện thương hiệu: Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng trong việc xác định nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó tạo ra sự phân biệt và độc đáo cho doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận ra và kết nối với thương hiệu một cách dễ dàng hơn.
- Gắn kết và động viên nhân viên: Các giá trị cốt lõi cung cấp một nền tảng chung cho tất cả các thành viên trong tổ chức. Nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và gắn kết, giúp tăng cường sự cam kết và động viên nhân viên làm việc hướng đến những mục tiêu chung.
Cách xác định giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Xác định giá trị cốt lõi là một quá trình quan trọng để định hình tương lai của doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số bước để giúp bạn xác định giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình:
- Đánh giá và phân tích: Bước đầu tiên là đánh giá và phân tích các yếu tố quan trọng trong hoạt động của bạn. Xác định những gì là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn và tìm hiểu về giá trị cốt lõi của các tổ chức thành công khác trong ngành của bạn.
- Xác định những giá trị cốt lõi: Dựa trên việc phân tích và đánh giá, xác định những giá trị căn bản mà bạn muốn doanh nghiệp của mình tuân thủ và định hình. Đây có thể là những nguyên tắc đạo đức, cam kết chất lượng, tận tụy đối với khách hàng, hay sự sáng tạo và đổi mới.
- Phổ biến giá trị cốt lõi: Sau khi xác định giá trị cốt lõi, hãy đảm bảo rằng nó được phổ biến và hiểu rõ trong toàn bộ tổ chức. Tạo ra các chương trình đào tạo và giao tiếp rõ ràng để nhân viên có thể hiểu và áp dụng giá trị cốt lõi vào công việc hàng ngày.
Giá trị của yếu tố con người
Người nào sẽ đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? nhân sự nào sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó?… Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp đó chính là con người. Trong yếu tố này cỏ cả phần tuyển dụng và đào tạo. Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Điều này cho thấy nhân viên họ có thể chấp nhận nhiều thứ chỉ để đổi lấy một môi trường mà họ xem thực sự là phù hợp để họ phát triển- đó chính là văn hóa doanh nghiệp mà bạn xây dựng được. Công ty South Edge Digital có một nét văn hóa rất độc đáo đã được chia sẽ trong sự kiện “You are level up” đầu tháng 02/2020 vừa qua: đó chính là “game thủ” thật khó tin nhưng lại rất thực tế nhờ vào đó các nhân tố trong doanh nghiệp này luôn đảm bảo năng động và tràn đầy năng lượng làm việc chỉ vì đó là một phần trong sở thích của họ.

Game là một nét văn hóa doanh nghiệp của South Edge Digital
Sức mạnh của lịch sử doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng, lịch sử riêng của mình. Những câu chuyện của Steve Jobs đã dần tạo dựng Apple một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới hay những câu chuyện của ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú giàu nhất Việt Nam với thương hiệu Vingroup. Thông qua những câu chuyện, những bài học lịch sử chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.
Ảnh 3: lịch sử doanh nghiệp
Môi trường làm việc
Một môi trường làm việc mà các nhân viên đều cảm thấy thoải mái khi làm việc, luôn đạt hiệu quả công việc cao điều này đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tốt. Bên cạnh sáng tạo những cách làm việc riêng giúp làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn thì có một cách rất tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, tác phong xử lí vấn đề, phong cách ứng xử, hành vi văn minh, lịch sự. Chị Nhi Tống “trong công ty tôi là một chiến binh SED, đi làm với tối giống như chơi game, hoàn thành nhiệm vụ, tăng kinh nghiệp và nâng cấp”- đây là thành công của anh Laevis Nguyễn khi xây dựng cho mình nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp của mình.
Ảnh 4: Môi trường làm việc của nhân viên
Kết luận
Doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên tới hơn 30% khi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo sự khác biệt không chỉ giúp nhân viên làm việc tốt mà nó còn tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp giữa thương trường đầy “khốc liệt”. Một doanh nghiệp sẽ còn lại gì sao khi “ngã xuống”- chính là văn hóa doanh nghiệp.