Thời Trung Cổ là giai đoạn châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ V, kéo dài tới thế kỉ XV, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá. Thời Trung Cổ là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ đại và Hiện đại.
Thời Trung cổ, dao ăn là một vật không thể thiếu
Loại dao này khá là phong cách và hiệu quả, và được sử dụng trong việc ăn uống và cả tự vệ. Tại châu Âu thời Trung cổ, bạn phải tự mang theo cho mình một con dao riêng trong mọi bữa yến tiệc.
Trừ khi chủ nhà cung cấp sẵn thìa muỗng, thực khách phải có trách nhiệm tự mang theo dụng cụ ăn uống đến bàn ăn. Đi ăn tiệc mà quên mang dao theo sẽ đẩy bạn vào một tình huống khó xử, thậm chí gây bức xúc, và có thể sẽ khiến cho “khổ chủ” đói bụng và dễ bị tổn thương.
Nhưng có lẽ điều này không bao giờ xảy ra. Vào thời này, dao ăn rất là thịnh hành. Trong suốt thời Trung cổ, nĩa chưa thực sự là một phần của văn hoá châu Âu.
Trước thế kỷ XVII, những loại dao sắc và nhọn được dùng để thái, xé, găm và chọc vào bất cứ thứ gì trên dĩa, từ phô mai mềm cho đến những miếng thịt dai. Những loại dao đầu tiên dùng để ăn những món thịt vốn thuộc về đầu bếp lạng thịt, những người mà được ngưỡng mộ còn hơn cả đầu bếp.
Theo Bee Wilson, phóng viên ẩm thực, nhà sử học và tác giả của sách “Nhìn nhận về chiếc nĩa” ( Consider the Fork ), những đầu bếp lạng thịt sử dụng một bộ dao chuyên biệt, và tuỳ theo loại vũ khí đã sử dụng để săn thú mà họ sẽ lựa chọn một con dao riêng để xẻ thịt con vật ấy.
Việc xắt thái và phân chia khẩu phần thịt cực kỳ quan trọng đến nỗi lĩnh vực này có cả một phòng ban trong toà án, với tên gọi Hội Đầu bếp Lạng Thịt. Trong sách “Nhìn nhận về chiếc nĩa”, Wilson đề cập đến một đoạn trích từ quyển sách độc đáo từ thế kỷ XVI miêu tả một dòng thơ ảm đạm của một tay lạng thịt người Anh.
“Giết con hươu đó
Thái bắp thịt đó
Nắm con ngỗng đó
Nhấc con thiên nga đó lên
… Cắt xẻ con cò đó”
Thế nhưng, không chỉ dân chuyên nghiệp mới sử dụng dao. Trên thực tế, trong khi đầu bếp xẻ thịt chỉ cắt thái sơ bộ, băm nhỏ những phần xương cứng, và bài trí món ăn, thì công việc thái thịt còn lại phụ thuộc vào thực khách.
Điều này không có gì lạ mấy, bởi hầu như mọi món ăn đều được cắt thái kỹ càng đến nỗi ta có thể dùng tay bốc, dùng thìa, hoặc dùng đầu nhọn của dao ăn – một công cụ hầu như ai cũng mang sẵn trên người – để thưởng thức.
Được tra vào trong vỏ bọc và treo trên thắt lưng, loại dao này từng là một phụ kiện hằng ngày trên người bất kỳ người châu Âu nào thời Trung cổ. Mặc dù cũng có thể được sử dụng làm vũ khí tự vệ, chức năng chính là dùng cho việc ăn uống.
Bạn cũng sẽ muốn xem thêm: Thành phố Plovdiv ở Bulgaria
https://fgvisa.vn/tin-tuc-chau-au/thanh-pho-plovdiv-o-bulgaria-tro-thanh-thu-do-van-hoa-chau-au
Dao ăn cũng là phụ kiện không thể thiếu trong thời Trung Cổ
Việc mang theo loại dao này trên người không khác gì việc mang giày hằng ngày, trên thực tế, thói quen này phát triển đến nỗi, theo Wilson người ta thậm chí còn đôi khi quên rằng mình có mang theo bên mình một con dao như thế.
Có một đoạn văn thế kỷ XVI được viết để “nhắc nhở tu sĩ phải luôn tháo dao ra khỏi người trước khi ngủ để tránh việc vô tình cắt dao lên người”. Không chỉ là một công cụ hữu hích, chúng còn là những phụ kiện cá nhân thiết kế riêng chủ sở hữu.
Trong những bữa ăn chung, với nhiều người thường ăn cùng một dĩa, không ai sử dụng chung dao cả. “Bạn hiển nhiên sẽ không dùng chung dao với một người cũng như bạn sẽ không dùng chung bàn chải răng vậy”.
Kết thúc bữa tối, thực khách sẽ dùng khăn mặt lau sạch dao và cất vào người. Trong khi không hầu như ai mang theo bàn chải bên mình, dao ăn lại được nhìn nhận như áo quần – một phần trên cơ thể – và do đó cũng có kiểu cách, phản ánh gu thời trang của chủ sở hữu.
Phần tay cầm, thể hiện phong cách cá nhân, được chế tác từ nhiều loại vật liệu đa dạng bao gồm: đồng thau, thuỷ tinh, ngọc trai, và vỏ rùa. Một số không tô vẽ gì, trong khi số khác được chạm khắc với vô vàn đường nét cỏ hoa, chim bồ câu, các tông đồ, kể cả hình em bé.
Thế nhưng, dù dao cá nhân có tầm quan trọng thế nào đi nữa trong văn hoá châu Âu, chúng vẫn dần biến mất khỏi bàn ăn, thay thế bằng những dụng cụ ăn uống cùn hơn và không thuộc sở hữu cá nhân nữa.
Tương truyền rằng, trong một bữa yến tiệc hoàng gia Pháp, cố vấn trưởng của vua Louis thứ 12 cảm thấy kinh hãi trước cảnh tượng một thực khách dùng mũi dao để xỉa răng. Ông ra lệnh mọi con ăn của mình phải được mài cùn lại.
Triều đại kế tiếp, vua Louis thứ XIV, y theo người đi trước, ban hành một lệnh cấm trên toàn quốc về việc chế tạo dao sắc mũi nhọn. Vào thế kỷ XVII, loại dao cùn và một lưỡi dần dần thịnh hành, và không còn được dùng để đâm gây sát thương nữa, đòi hỏi người cầm dao phải có kỹ thuật tinh tế hơn bằng cách sử dụng ngón tay ấn chặt sống dao.
Sau này, nĩa dần dần được đưa vào bữa ăn, và vào thế kỷ XVIII, những con dao ăn cá nhân sắc bén đã trở thành dĩ vãng. Thời Trung Cổ thường bị bóp méo thành một “thời kì của sự ngu dốt và mê tín” đặt “lời nói của những thế lực tôn giáo lên trên kinh nghiệm cá nhân và hoạt động lý tính.
Đây là điều để lại từ cả thời Phục Hưng và thời Khai sáng, khi các học giả tìm cách đối lập văn hóa tinh thần của họ với văn hóa Trung Cổ, lẽ dĩ nhiên thiên vị thời đại của họ. Châu Âu phát triển mạnh mẽ qua từng thời ký, bạn có thể trải nghiệm các điểm du lịch ở châu Âu, hãy bỏ thêm bí kíp này vào túi nhé!